Nếu là một người yêu thích văn hóa, ẩm thực và đặc biệt là các loại bánh của Nhật Bản, hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm với Wagashi. Thế nhưng với nhiều người, đây vẫn là một khái niệm khá mới mẻ. Hãy cùng Chúng tôi khám phá ngay một trong những nét đặc trưng độc đáo của nền ẩm thực tại đất nước mặt trời mọc này nhé!
Wagashi – Nét đặc trưng độc đáo của nền ẩm thực Nhật Bản. Ảnh: Internet
Với người Nhật, từ lâu Wagashi đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế và là niềm tự hào về ẩm thực của người dân nơi đây. Tại Việt Nam, sự du nhập của Wagashi tuy còn mới mẻ nhưng lại tạo được “làn gió mới” và nhanh chóng “khuếch tán” niềm đam mê của những người yêu ẩm thực, đặc biệt là những ai có niềm say mê với các loại bánh truyền thống Nhật Bản.
Wagashi là gì?
Wagashi, tiếng Nhật là 和菓子, わがし. Đây là tên dùng để gọi chung cho các loại bánh ngọt truyền thống đặc trưng của Nhật Bản. Các loại bánh này có điểm chung là thường dùng nguyên liệu từ thực vật và dùng để ăn cùng với trà.
Wagashi có hương vị được chăm chút hơn các loại đồ ăn khác và được trình một cách nghệ thuật trong các buổi tiệc trà truyền thống của người Nhật. Cái tên Wagashi không chỉ là món bánh ngọt thông thường mà còn là bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo.
Trong Tiếng Hán, Wagashi có tên là “Hòa quả Tử”, tức là vẻ đẹp của tự nhiên. Vậy nên mỗi chiếc bánh wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời. Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng món ăn nhỏ bé, wagashi đã trở thành một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.
Lịch sử hình thành và nguồn gốc của Wagashi
Wagashi xuất hiện ở Nhật từ thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Đến thời Edo (1603-1867) thì Wagashi mới phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao.Vào thời kỳ này, nghề làm wagashi, các cửa hiệu làm bánh bắt đầu phổ biến khắp nước Nhật và các khu vực lân cận. Mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Wagashi bắt đầu xuất hiện như món tráng miệng sau những buổi tiệc trà thanh đạm, góp mặt vào bữa ăn của quý tộc, được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại… và trở thành bánh của giới thượng lưu Nhật Bản.
Wagashi là bánh của giới thượng lưu Nhật Bản. Ảnh: Internet
Tới thời Minh Trị (1868-1912), do chính sách ngoại giao mở cửa nên Wagashi bắt đầu được các nước phương Tây biết đến và được nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho ẩm thực Nhật Bản.
Dụng cụ và nguyên liệu cơ bản làm Wagashi
Để làm Wagashi, các nguyên liệu phải được chọn lựa cẩn thận và đúng loại. Vỏ bánh được làm từ bột gạo trắng, nhân là đậu ankow. Tất cả đều kết hợp với đường kính trắng Nhật và nước. Ngoài ra cần chuẩn bị một số dụng cụ đặc trưng như: cây làm nhụy hoa, cây kẻ viền lá, khuôn bánh.
Một số khuôn dụng cụ làm Wagashi. Ảnh: Internet
Một chiếc bánh Wasaghi đúng kiểu Nhật có trọng lượng 45g bao gồm: vỏ bánh làm bằng bột gạo (20g), nhân bánh được làm từ đậu ankow (18g), thêm khoảng 7g nhụy hoặc lá trang trí.
Bột bánh Wasaghi thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm. Bánh có hình dáng đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết…) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.
Với công thức chính là những nguyên liệu quen thuộc, giản dị như: bột nếp Nhật làm wagashi (gyuhi), bột gạo, đậu đỏ, đường mía… các nghệ nhân làm bánh sẽ biến hóa thành hàng trăm tác phẩm nghệ thuật Wasaghi khác nhau.
Các loại Wagashi phổ biến
Sakuramochi
Đây là một loại wagashi truyền thống ở Nhật Bản có nhân thường là đậu đỏ, trà xanh hay những viên kem nhỏ, xuất hiện trong những dịp lễ ngắm hoa hay dành cho ngày lễ Hinamatsuri của các bé gái. SakuraMochi gồm bánh gạo màu hồng, nhân là bột đậu đỏ anko và bọc bên ngoài bằng lá hoa anh đào muối.
Sakuramochi Wagashi. Ảnh: Internet
Namagashi
Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt, bởi nó mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa ở Nhật như: hoa đào cho mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông… Người Nhật thường dùng namagashi để đem biếu, tặng vì một hộp quà namagashi điển hình thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa cầu chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.
Namagashi Wagashi. Ảnh: Internet
Ukishima
Ukishima gần giống với bánh bông lan là được tạo nên từ bột, trứng, đường nhưng được hấp thay vì nướng. Ngoài ra, Ukishima còn sử dụng nguyên liệu quen thuộc là đậu đỏ nên đã tạo cho mình một phong vị Nhật Bản rất riêng. Ukishima thường có nhiều tầng với cách bày trí hài hòa, phong phú.
Ukishima Wagashi. Ảnh: Internet
Higashi
Higashi còn được gọi là wagashi khô, được nén lại trong khuôn giống như bánh in, có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto. Cách thức trang trí trên higashi đậm chất điêu khắc, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo giữa muôn vàn loại wagashi khác nhau.
Higashi Wagashi. Ảnh: Internet
Manju
Bánh manju có vỏ làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam.
Manju Wagashi. Ảnh: Internet
Yokan
Yokan là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống ở Nhật – kanten. Mỗi miếng yokan trong suốt được ví như “bức tranh” đầy nghệ thuật. Yokan được trang trí với những cánh hoa đào bên trong khá điển hình.
Yokan Wagashi. Ảnh: Internet
Hanabiramochi
Là loại bánh giầy có cánh hoa với lớp vỏ làm từ bột gạo nếp. Lớp ngoài cùng của bánh có màu trắng gạo, lớp bên trong có màu hồng nhạt, tiếp đến là một đoạn rễ ngưu bàng (gobo) cứng và hơi cay, sau cùng là một lớp nhân bột đậu trắng (anko). Khi gấp tất cả lại thì bánh có hình bán nguyệt màu trắng với màu hồng nhạt của lớp mochi bên trong ẩn hiện ra bên ngoài làm cho chiếc bánh có hình dạng như một cánh hoa (hanabira).
Hanabiramochi Wagashi. Ảnh: Internet