Tinh bột mì là sản phẩm dạng bột trắng mịn được chiết xuất 100% từ các loại cây trồng.
Nhiều người nhầm lẫn giữa tinh bột mì và bột mì. Tinh bột mì là một chất rắn màu trắng không vị, không mùi, ở nhiệt độ phòng, chứa carbohydrate với các nguyên tử cacbon, hydro và oxy. Trong khi bột mì là một loại bột được làm bằng cách nghiền hạt thô, được sử dụng để làm nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh mì và bánh ngọt.
Tinh bột mì được lấy từ mỗi loại cây khác nhau sẽ cho ra thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau.
Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm và cũng giữ vai trò rất quan trọng với động vật và con người. Các dữ liệu thống kê cho thấy ngày nay tinh bột mì có hơn 4.000 ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta.
Trong các loại bột tự nhiên, tinh bột mì được chiết xuất từ củ khoai mì được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại vượt trội hơn tinh bột ngô và tinh bột lúa mì do thành phần và đặc tính tinh bột. Giá của tinh bột mì thấp hơn nhiều so với tinh bột khoai tây do các đặc tính sinh học và hóa học. Với các ưu điểm đó, nhu cầu về tinh bột mì hiện đang tăng cao trên thế giới.
Điều chế sản xuất
Tinh bột mì được chiết xuất từ các loại củ, quả, hạt của các loại cây trồng trong tự nhiên.
Quá trình điều chế sản xuất tinh bột mì như sau:
- Ngâm cho củ khoai mì mềm để giảm quá trình mài hay nghiền, loại bỏ một phần tạp chất.
- Rửa sạch để loại bỏ đất, cát và tách một phần vỏ.
- Cắt khúc để quá trình xây nhuyễn đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây nhuyễn làm phá vỡ tế bào cũ, giải phóng hạt tinh bột.
- Rây lần một để loại bỏ phần tử xơ.
- Rây lần hai và lần ba để tách triệt để tạp chất mịn trong tinh bột làm tăng độ tinh khiết cho sản phẩm.
- Do tinh bột không tan trong nước nên quá trình lắng tinh bột giúp tinh bột tách khỏi nước và được thu hồi.
- Quá trình sấy nhằm tách triệt để nước ra khỏi tinh bột ướt vừa được tinh sạch trở về trạng thái bột khô.
Cơ chế hoạt động
Khi đun nóng trong nước dư, tinh bột mì trải qua quá trình hồ hóa, là một quá trình chuyển đổi cấu trúc không thể đảo ngược. Đó là quá trình phá vỡ các liên kết giữa các phân tử tinh bột khi có nước và nhiệt. Quá trình hồ hóa của tinh bột khoai mì sẽ khó khăn hơn so với tinh bột khoai tây, có thể bởi vì cấu trúc hạt tinh bột chặt chẽ hơn. Khi dịch tinh bột nguội thì độ nhớt tăng lên do quá trình thoái hóa ngược.
Công Dụng Của Tinh bột mì
Tinh bột mì có tính nhớt và dẻo giống như hồ tinh bột. Trong phân tử tinh bột mì chứa nhiều nhóm hydroxyl giúp chúng giữ được nhiều phân tử nước hơn, từ đó gia tăng độ dính, độ dẻo, độ đặc và độ nhớt.
Ngoài ra, nhờ cách sắp xếp cũng như sự tương tác trực tiếp của hai loại polymer là amylose và amylopectin có trong tinh bột mì nên chất này có khả năng tạo màng.
Do xu hướng kéo căng ra và tự xếp song song nhau theo phương của trọng lực của phân tử tinh bột mì nên chất này có khả năng kéo sợi.
Khả năng tạo gel được hình thành khi tinh bột mì đã nguội hoàn toàn do sự tương tác và sắp xếp có trật tự của các phân tử.
Sau cùng là khả năng thoái hóa sau khi gel tinh bột mì được hình thành một thời gian dài, tính năng này có liên quan trực tiếp đến amylose.
Cách Dùng Tinh bột mì
Tinh bột mì được sử dụng như một tá dược đa năng trong công thức thuốc rắn đường uống.
- Dùng như một tá dược dính và rã cho viên nén và viên nang: Tỷ lệ 3 – 10% kl/kl.
- Dùng như một tá dược dính: Hồ tinh bột được dùng với lượng 3 – 20% trong tạo hạt ướt viên nén (thường dùng 5 – 10%). Lượng dùng sẽ phụ thuộc vào tính chất của viên mong muốn và đặc điểm của dược chất.
- Dùng như tá dược rã: Thường dùng từ 3 – 35%, hầu hết sử dụng ở 15%. Tuy nhiên, tinh bột chưa được biến tính cho khả năng dập viên kém và tăng tính bở của viên khi dùng nhiều.
Ứng dụng của Tinh bột mì
Tinh bột mì được ứng dụng nhiều trong cuộc sống của con người.
Trong công nghiệp thực phẩm, tinh bột mì được dùng làm chất phụ gia cho công nghiệp đồ hộp, bánh kẹo. Đây cũng là nguyên liệu chính trong sản xuất thực phẩm như làm bột báng, bột khoai, bún, miến, mì, nui, hủ tiếu, các loại bánh ngọt.
Tinh bột mì được dùng trong mỹ phẩm và dược phẩm để sản xuất đồ trang điểm, phụ gia xà phòng, kem thoa mặt, tá dược.
Trong công nghiệp giấy, tinh bột mì là nguyên liệu chế tạo chất phủ bề mặt, tã giấy cho trẻ hay giấy không tro.
Trong xây dựng, tinh bột mì giúp tăng liên kết cho đất sét, đá vôi, đóng vai trò như keo dính gỗ và là phụ gia sản xuất sơn nhà, ván ép…
Trong công nghiệp khai khoáng, tinh bột mì được dùng làm chất phụ gia cho quá trình tuyển nổi khoáng sản (đây là quá trình tách chọn lọc khoáng sản bằng cách dùng chất hoạt động bề mặt), là nhũ tương trong dung dịch khoan dầu khí.
Trong công nghiệp dệt, tinh bột mì là nguyên liệu chính để hồ vải sợi, in.
Trong nông nghiệp, tinh bột mì được dùng làm chất giữ ẩm cho cây trồng, chống thiếu nước và năng lượng cho cây phát triển trong quá trình cây ngủ hay nảy mầm.
Trong công thức dược phẩm, tinh bột mì là tá dược độn, tá dược dính và tá dược rã cho viên nén – viên nang, ngoài ra còn có chế phẩm bôi ngoài da như thuốc mỡ.
Ngoài những công dụng kể trên, tinh bột mì còn được sử dụng để làm màng plastic phân hủy sinh học, pin khô, keo nóng chảy, khuôn đúc…
Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh bột mì
Cần bảo quản tinh bột trong bao bì kín gió, nơi khô ráo, thoáng mát